Cổ phiếu của các công ty khai thác than ở Indonesia, nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, đã tăng do giá nhiên liệu này tăng kỷ lục sau khi Nga xâm lược Ukraine. Cùng với đó, mối đe dọa về một lệnh cấm xuất khẩu khác của chính phủ Indonesia đã kéo theo giá cổ phiếu của các công ty khai thác than hàng đầu của nước này đã tăng vọt bởi nhu cầu năng lượng tăng cao do Trung Quốc dẫn đầu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch.
Indonesia chủ yếu xuất khẩu than tới thị trường Đông Nam Á và Đông Á, trong khi Nga chủ yếu vận chuyển đến Đông Á và Châu Âu.
Chuyên gia phân tích thị trường Rory Simington của Wood Mackenzie nói với Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn qua email: “Thời gian tới, ngoài các thị trường truyền thống như hiện tại, than Indonesia sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường châu Âu ít điển hình hơn bởi vì các hạn chế tài chính và rủi ro an ninh nguồn cung đã khiến một số người mua ở Châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung khác ngoài Nga. Simington cho biết: “Mặc dù thực tế là than nhiệt của Nga chủ yếu là năng lượng cao, nhưng nhu cầu bổ sung đối với tất cả các loại than khác nữa là rất rõ ràng”
Theo Hendra Sinadia, giám đốc điều hành của Hiệp hội khai thác than Indonesia, các mỏ than Indonesia đã nhận được yêu cầu từ những người mua mới tiềm năng ở châu Âu.
"Họ đang khám phá khả năng ... thay thế than nhập khẩu từ Nga", Sinadia nói với các phóng viên tại Jakarta hôm 9/3.
Sinadia cho biết thêm, các công ty khai thác địa phương cũng đang ưu tiên các cam kết trước đó với những người mua hiện tại ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm tháng Giêng và có thể chỉ khai thác các cơ hội thị trường mới trong quý hai.
Chính phủ Indonesia đang đặt mục tiêu sản xuất 663 triệu tấn than trong năm nay, tăng 8% so với năm 2021. Trong đó, 25%, tương đương khoảng 166 triệu tấn, được phân bổ cho nguồn cung trong nước, phần còn lại dành cho xuất khẩu.
Sunindyo Suryo Herdadi, Giám đốc phụ trách khoáng sản và than tại Bộ Năng lượng, hôm thứ Tư cho biết chỉ 8% mục tiêu DMO trong năm nay đã đạt được vào cuối tháng Hai. Ông kêu gọi các công ty khai thác tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước vì chính phủ cũng muốn "tận dụng" giá cao để thúc đẩy doanh thu nhà nước.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết doanh thu nhà nước từ lĩnh vực khoáng sản và than - bao gồm thuế, thuế xuất khẩu và thuế tài nguyên - đạt 124,4 nghìn tỷ rupiah (8,7 tỷ USD) vào năm ngoái, là "mức cao nhất trong 5 năm qua". Con số này chiếm khoảng 6% tổng thu ngân sách nhà nước vào năm 2021, tăng hơn 20% so với năm 2020.
Bà nói với một hội thảo trên web hôm thứ Ba rằng: "Chắc chắn giá khoáng sản và than đá tăng vọt ... có đóng góp lớn".
Than là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Indonesia sau dầu cọ. Giá cao hơn đối với cả hai loại đã giúp nước này duy trì thặng dư thương mại vào năm ngoái, sau nhiều năm thâm hụt trước đại dịch coronavirus.
Maisam Hasnain, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích cấp cao của Moody's Investors Service cho biết: “Giá than tăng đột biến gần đây sẽ thúc đẩy thu nhập xuất khẩu của các công ty khai thác than Indonesia. Nhưng ông nói thêm rằng khối lượng xuất khẩu của thợ mỏ "và cuối cùng là tiềm năng tăng trưởng thu nhập sẽ bị hạn chế" bởi chính sách DMO và giới hạn giá bán cho các công ty điện trong nước.
Thời tiết xấu là một thách thức khác. Hiện tượng thời tiết La Nina, gây ra bởi sự nguội lạnh của Thái Bình Dương, đã kìm hãm sản lượng ở Indonesia và các nhà sản xuất than khác như Australia.
Dileep Srivastava, giám đốc công ty nhà sản xuất than lớn nhất Indonesia, Bumi Resources, cho biết mưa đã làm giảm sản lượng khai thác kể từ tháng 12.2021. Các nhà dự báo cho rằng La Nina có thể tiếp tục trong ít nhất vài tháng nữa, ngăn Bumi tăng nguồn cung trong ngắn hạn mặc dù đã đặt mục tiêu tăng sản lượng 10% lên ít nhất 85 triệu tấn trong năm nay.
Srivastava cho biết có nhiều yếu tố khác ngoài thời tiết ẩm ướt và xung đột Nga-Ukraine đang tác động đến giá cả. Nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng đã kéo giá các loại nhiên liệu cạnh tranh như dầu và khí đốt lên cao, trong khi năng lượng tái tạo tăng trưởng không đủ nhanh để bù đắp cho sự thiếu hụt. Những yếu tố này "đều có thể góp phần giữ cho giá than tăng - và có lợi cho các nhà sản xuất địa phương, bao gồm cả Bumi", ông nói.
Sinadia của Hiệp hội khai thác than Indonesia cho biết, các nước châu Âu sẽ thấy Colombia và Nam Phi "có lợi thế hơn" để cung cấp trực tiếp cho họ, vì chi phí vận chuyển ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty khai thác Indonesia trên thị trường Đại Tây Dương.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng, mua bán thương mại than đá nhập khẩu từ Indonesia, hãy liên hệ ngay TNV Hải Dương để được chúng tôi phục vụ.
CÔNG TY CP SXKD KHOÁNG SẢN - DỊCH VỤ CẢNG TNV HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: KDC Châu Xá, P.Duy Tân, TX.Kinh Môn, T.Hải Dương, Việt Nam
Phone: 092 688 3333
Hotline: 092 688 3333 - 096 2211 555
Email: info@tnvhaiduong.vn
Website.https://thandanhapkhautnv.vn