Bảy tháng năm nay, Việt Nam chi khoảng 2,6 tỷ USD nhập 36,5 triệu tấn than, theo số liệu của Tổng cục Hải quan. lượng than nhập khẩu về trong những tháng qua đã tăng 50% về lượng so với cùng kỳ 2019, bất chấp Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020 xuất khẩu than đá ra thị trường nước ngoài giảm 20,5% về lượng, giảm 29% về kim ngạch và giảm 10,9% về giá so với năm 2019, đạt 909.630 tấn, tương đương 119,62 triệu USD, giá trung bình 131,5 USD/tấn.
Riêng tháng 7, lượng than đá nhập khẩu về Việt Nam khoảng 5 triệu tấn, trị giá 294 triệu USD, tăng 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân mỗi tấn than đá nhập khẩu về giá khoảng 58,8 USD (gần 1,4 triệu đồng).
Australia vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp than đá cho Việt Nam, đạt 10,83 triệu tấn, tương đương 934,93 triệu USD, giá trung bình 86,3 USD/tấn, chiếm 34,3% trong tổng lượng than đá nhập khẩu của cả nước và chiếm 41,3% trong tổng kim ngạch, tăng 53,4% về lượng và tăng 17,6% về kim ngạch nhưng giảm 23,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2019.
Tiếp theo là nhập khẩu than từ Indonesia, Nga và Trung Quốc. Trong đó, 11,2 triệu tấn than được nhập từ Indonesia, kim ngạch 540 triệu USD, với giá bình quân hơn 1,1 triệu đồng mỗi tấn. Còn lượng nhập từ Trung Quốc 7 tháng khoảng 140.000 tấn, giá 6,2 triệu đồng một thấn, gấp hơn 4 lần giá mua bình quân từ các nước, thị trường khác.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu hơn 410.800 tấn than, giá trị 57 triệu USD trong 7 tháng qua. Giá bán bình quân 3 triệu đồng một tấn, bằng một nửa giá than nhập từ Trung Quốc, và cao hơn 3 lần than nhập từ Indonesia.
Nhập khẩu than của Việt Nam tăng nhanh vài năm gần đây do nhu cầu than cho các nhà máy điện, trong khi khai thác nội địa ngày càng khó khăn, chi phí tốn kém do phải khai thác dưới độ sâu dẫn đến hiệu quả không cao.
Hiện nhu cầu sử dụng than đá trong nước ngày càng tăng, nhất là phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi sản lượng khai thác thấp, do đó nhập khẩu than đá tiếp tục tăng mạnh.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước, năm 2020, nước ta phải có tổng công suất các nhà máy điện đạt 75.000 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than chiếm 48% tổng công suất. Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phải đạt 146.800 MW, và tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than được nâng lên 51,6%, với tổng công suất lên đến gần 76.000 MW, lớn hơn tổng công suất toàn bộ các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2020. Trong khi đó, theo quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than dành cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn vào năm 2020 và lên đến 131,1 triệu tấn vào năm 2030. Tuy nhiên, cũng trong quy hoạch này, sản lượng khai thác than trong nước được tính toán chỉ đạt từ 47 đến 50 triệu tấn vào năm 2020 và 55 đến 57 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi nguồn than khai thác còn phải dành cho nhiều lĩnh vực khác như luyện kim, xi măng, phân bón và hóa chất, các đối tượng tiêu thu khác. Riêng 4 nhóm đối tượng này cũng được ước tính cần 25,5 triệu tấn than vào năm 2030. Như vậy, có thể thấy, tổng nhu cầu sản lượng than cả nước vào năm 2030 lên đến gần 157 triệu tấn, trong khi năng lực khai thác trong nước chỉ được tối đa 57 triệu tấn, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than vào năm 2030. Để mua hoặc tìm hiểu vế giá than đá nhập khẩu Việt Nam các bạn vui lòng liên hệ
CÔNG TY CP TNV HẢI DƯƠNG
Địa chỉ: Khu dân cư Châu Xá, Phường Duy Tân, Thị xã Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Phone: 092 688 3333
Hotline: 092 688 3333 - 096 2211 555
Email: info@tnvhaiduong.vn
Website.https://tnvhaiduong.vn